Học văn bằng 2 Đại học Luật ở đâu? Thời gian học bao lâu? Học xong có thể làm những công việc gì?… Là những câu hỏi mà bất cứ ai đang có mong muốn học văn bằng 2 Đại học Luật đều sẽ đặt ra. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề liên quan đến học văn bằng 2 Đại học Luật, bắt đầu với câu hỏi “Học văn bằng 2 Đại học Luật ở đâu?

1. Học văn bằng 2 Đại học luật ở đâu?

Trả lời cho câu hỏi học Luật ở đâu, ta hãy phân chia thành 3 khu vực:

– Miền Bắc: Đại học Luật Hà Nội, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Thành Đông, Đại học Kinh Bắc…

– Miền Trung: Đại học Luật Huế, Đại học Vinh…

– Miền Nam: Đại học Luật TPHCM, Đại học Sài Gòn, Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Mở, Đại học Hồng Bàng, Đại học Công nghệ HUTECH, Đại học Công nghiệp, Đại học Kinh tế – Tài chính…

2. Thời gian học văn bằng 2 Đại học Luật?

Thời gian học văn bằng 2 Đại học luật dao động khoảng từ 1,5 – 3 năm tùy vào đối tượng học viên.

– Đối với học viên đã có bằng tốt nghiệp Đại học, thời gian đào tạo sẽ là 2 năm.

– Đối với học viên đã có bằng tốt nghiệp Cao đẳng, thời gian đào tạo là 1,5 năm, trái ngành học thêm 1 học kỳ 5 tháng.

– Đối với học viên đã có bằng tốt nghiệp Trung cấp, thời gian đào tạo là 2,5 năm, trái ngành học thêm 1 học kỳ 5 tháng.

3. Các hệ đào tạo văn bằng 2 Đại học Luật

– Hệ đào tạo chính quy: thời gian học tập trong giờ hành chính, thích hợp cho những ai muốn tập trung nhiều thời gian cho việc học. Tốt nghiệp khóa học, học viên được cấp bằng chính quy.

– Hệ đào tạo tại chức (vừa làm vừa học): thời gian học tập ngoài giờ hành chính, phù hợp cho những người đang đi làm không thể sắp xếp thời gian học tập trong giờ hành chính. Tốt nghiệp khóa học, học viên được cấp bằng tại chức.

– Hệ đào tạo từ xa: là hình thức đào tạo có sự cách biệt về mặt không gian hoặc (và) thời gian giữa giảng viên và học viên. Người học học tập chủ yếu thông qua băng đĩa, âm thanh, tài liệu in. Hình thức này yêu cầu học viên phải có máy tính kết nối Internet. Hệ đào tạo này tiết kiệm khá nhiều thời gian và chi phí.

4. Học luật ra có thể làm những công việc gì?

Không giống như nhiều người vẫn suy nghĩ rằng học luật ra sẽ làm Luật sư. Cơ hội việc làm của ngành luật rất đa dạng. Sau khi tốt nghiệp, học viên ngành luật có thể làm việc ở nhiều cơ sở, ban ngành với nhiều chức cụ có thể đảm nhiệm như:

– Làm việc tại Tòa án: Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án…

– Làm việc tại Viện Kiểm sát: Kiểm sát viên

– Làm việc tại Văn phòng công chứng: Công chứng viên…

– Làm việc tại cơ quan công an: Điều tra viên, Thẩm tra viên…

– Làm việc tại các cơ sở giáo dục: Giảng viên Luật, giáo viên Giáo dục Công dân…

– Làm việc tại các văn phòng Luật sư

– Làm việc tại các tổ chức, công ty, doanh nghiệp: Cố vấn pháp lý…

học luật ở đâu

Kinh nghiệm học Luật hiệu quả

Tạm chia tay với vấn đề học Luật ở đâu, thời gian học, hệ đào tạo và cơ hội việc làm ra sao, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một vài kinh nghiệm để mang lại hiệu quả cao khi học Luật.

KINH NGHIỆM HỌC LUẬT HIỆU QUẢ

Phần lớn những ai theo học ngành Luật đều đã từng trải qua khoảng thời gian vật lộn với các văn bản pháp luật dày hàng trăm thậm chí hàng ngàn trang sách. Vậy làm sao để có thể học tập hiệu quả ngành Luật?

Mỗi ngành học đều đòi hỏi ở người học những kỹ năng khác nhau, đối với ngành Luật thì làm sao để thuộc, nhớ lâu và nắm vững các điều Luật là vô cùng quan trọng.

 1. Học theo phương pháp sơ đồ tư duy.

Việc này có nghĩa, trước khi học một môn học, việc đầu tiên nên làm với cuốn giáo trình là xem ngay mục lục để tổng quan mình sẽ học gì ở môn học này. Tốt nhất nên từ mục lục này, diễn giải thành một sơ đồ tư duy. Các đường nối nhánh trong sơ đồ tư duy sẽ thể hiện mối liên hệ giữa các vấn đề với nhau.

Bên cạnh các phạm trù là yếu tố có trong sơ đồ, có thể khái niệm chúng bằng các từ khóa giúp dễ nhớ, dễ hiểu.

2. Phương pháp HỌC thông qua HỎI với 5W1H

Một đứa trẻ có thể nhận thức dần dần về thế giới khách quan thông qua việc đặt câu hỏi với người lớn. Đôi khi, chỉ đơn giản là những câu hỏi vô cùng ngốc nghếch.

Chúng ta trước mỗi môn học, cũng như tờ giấy trắng, như đứa trẻ đang tiếp cận với vùng nhận thức mới, lý luận mới. Việc đơn giản giúp chúng ta có thể học tập tốt và nhớ lâu, đó chính là việc hỏi. Hỏi hỏi hỏi và hỏi!

– What: Là gì?

– Which: Cái nào, việc nào?

– When: Lúc nào?

– Where: Ở đâu?

– Why: Tại sao?

– How: Như thế nào?

Ví dụ: Khi học về môn Luật Hiến pháp, việc đầu tiên không phải là lần lượt mở từng trang học từng bài theo giáo trình hoặc sự sắp đặt theo buổi học của nhà trường. Việc đầu tiên chúng ta có thể làm ngay là:

Bước 1: Đặt câu hỏi
Bước 2: Xem mục lục, trả lời tổng quát câu hỏi trước. Gặp điều mới lại đặt câu hỏi
Bước 3: Sử dụng nội dung cụ thể trong các nội dung để trả lời.

Tất nhiên, không phải lúc nào đặt câu hỏi cũng nhất định phải trả lời được, có thể bạn không trả lời được hoặc trả lời nhưng lại không đúng. Không sao! Vì người học luật và hành nghề luật là người có kiến thức pháp lý sâu rộng, có khả năng nhìn nhận vấn đề đa chiều để đánh giá đúng bản chất vấn đề. Do đó, việc học và phân tích lý luận, không tách rời việc tham khảo, nghiên cứu các lập luận, phân tích, bình luận từ những chuyên gia, tiền bối đi trước để đối chứng lại các phân tích của bản thân. Từ đó chọn lọc và rút ra chân lý.

Nói tóm lại, trong học tập ngành luật, các bạn cần phải rèn luyện cho mình thói quen học chủ động, biết đặt câu hỏi và tự trả lời câu hỏi, biết tóm tắt, tổng hợp nội dung lý luận theo phương pháp sơ đồ tư duy hoặc phương pháp riêng giúp mình định hình tốt nhất về tổng quan môn học, và đồng thời, không ngừng nghiên cứu các tài nguyên tham khảo.

Như vậy các bạn đã biết có thể học văn bằng 2 Đại học Luật ở đâu, học hệ đào tạo nào là phù hợp nhất và một số kinh nghiệm để học luật hiệu quả. Hãy lên kế hoạch học tập văn bằng 2 đại học Luật để đừng bỏ lỡ cơ hội thay đổi tương lai của bạn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM