Văn bản là phương tiện để ghi nhận những thông tin, truyền đạt các thông tin từ chủ thể này đến chủ thể khác bằng một ký hiệu hoặc bằng ngôn ngữ nhất định nào đó.

Kỹ thuật soạn thảo văn bản là những quy trình, những đòi hỏi trong các quá trình diễn ra một cách liên tục từ khi chuẩn bị soạn thảo đến khi soạn thảo, và chuyển văn bản đến nơi thi hành. Gắn liền với quy trình và những đòi hỏi là những quy tắc về việc tổ chức biên soạn, thu thập tin tức, khởi thảo văn bản và cả ngôn ngữ thể hiện trong văn bản.

Công việc soạn thảo văn bản nói chung  soạn thảo văn bản hành chính nói riêng giờ đây đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm vững các nguyên tắc soạn thảo văn bản cơ bản nhất.

Sự cần thiết phải học soạn thảo văn bản: Dù bạn đang làm công việc gì, ở bất cứ vị trí nào cấp quản lý hay nhân viên, trong doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước thì bạn đều phải tiếp xúc, xử lý với các loại văn bản. Vì vậy công tác soạn thảo văn bản là một mảng không thể thiếu trong công việc và hoạt động quản lý.

Đa số các bạn sinh viên tốt nghiệp các trường đại học không nắm vững (thậm chí chưa biết) các quy tắc này trong soạn thảo văn bản của các loại: văn bản hành chính, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt… Chính điều này đã khiến kéo dài và ngăn cản trực tiếp sự phát triển nhanh của các nhân viên hoặc sẽ bị đánh giá thấp về khả năng công việc.

Môn học đề cập đến những vấn đề chung về văn bản hình thành trong quá trình hoạt động của các Cơ quan, Tổ chức (sau đây gọi tắt là Cơ quan). rên cơ sở đó hướng dẫn người học có kỹ năng soạn thảo Văn bản hành chính để lãnh đạo cơ quan ký ban hành nhằm giải quyết công việc cụ thể trong hoạt động quản lý, điều hành nội bộ của cơ quan và giao dịch với các cơ quan, cá nhân khác.

1. Mục tiêu khóa học

– Nhận biết được 04 hình thức văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan; phân biệt được các loại văn bản có trong một hình thức văn bản;

– Nhận biết các vấn đề về trình bày Văn bản hành chính như thể thức, kỹ thuật, kết cấu; các bước trong quá trình soạn thảo và phương pháp xây dựng kết cấu của một Văn bản hành chính;

– Hiểu được mối liên hệ giữa các loại Văn bản hành chính và cấp có thẩm quyền ban hành văn bản trong một cơ quan (lãnh đạo cơ quan, các bộ phận, phòng ban chức năng);

– Có thể tự soạn thảo một Văn bản hành chính đơn giản, đảm bảo tránh các lỗi cơ bản trong quá trình soạn thảo văn bản;

– Biết tra cứu văn bản pháp luật có liên quan khi cần thiết;

– Biết tham khảo các văn bản hiện hành của cơ quan để nâng cao trình độ chuyên môn;

– Biết cách tìm kiếm thông tin liên quan về công việc để soạn thảo Văn bản hành chính.

2. Nội dung khóa học

STT NỘI DUNG KHOÁ HỌC
PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN
1 Văn bản quy phạm pháp luật

  • Khái niệm
  • Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
2 Văn bản hành chính

  • Khái niệm
  • Các văn bản hành chính thường dùng trong các cơ quan
    • Công văn (nhiều loại)
    • Báo cáo
    • Tờ trình
    • Thông báo
    • Biên bản
    • Quyết định, Nghị quyết
3 Văn bản chuyên ngành

  • Văn bản chuyên môn
  • Văn bản kỹ thuật
4 Văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội
PHẦN II. SOẠN THẢO VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
1 Các yêu cầu soạn thảo văn bản hành chính

  • Đúng thể thức và kỹ thuật trình bày
    • Yêu cầu chung
    • Quốc hiệu
    • Tên cơ quan ban hành văn bản
    • Số, ký hiệu văn bản
    • Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản
    • Tên loại văn bản
    • Trích yếu nội dung của văn bản
    • Nội dung văn bản (trình bày theo 02 dạng: văn xuôi, văn điều khoản)
    • Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
    • Nơi nhận văn bản
    • Các thành phần khác
  • Khảo sát và xây dựng kết cấu văn bản
    • Khảo sát văn bản
    • Xây dựng kết cấu nội dung văn bản
2 Phương pháp xây dựng kết cấu văn bản là văn xuôi

  • Phần mở đầu
  • Phần nội dung
  • Phần kết thúc
3 Phương pháp xây dựng kết cấu văn bản quyết định

  • Cấp ban hành quyết định, nghị quyết
  • Căn cứ pháp lý ban hành
  • Điều chủ yếu
  • Hiệu lực thi hành
  • Tổ chức thực hiện
4 Các vấn đề lưu ý khi soạn thảo văn bản
5 Soạn thảo các văn bản hành chính thường dùng

  • Công văn
  • Báo cáo
  • Tờ trình
  • Thông báo
  • Biên bản
  • Quyết định
PHẦN III. THỰC HÀNH KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

 

2. Ngày khai giảng

    CƠ SỞ

    NGÀY KHAI GIẢNG

    HỌC TẠI THỦ ĐỨC

    13.07.2018

    HỌC TẠI BÌNH DƯƠNG

    14.07.2018

    3. Học phí

    CƠ SỞ

    HỌC PHÍ

    THỜI LƯỢNG

    HỌC PHÍ ƯU ĐÃI

    HỌC TẠI THỦ ĐỨC

     1.200.000

    HỌC

    6 BUỔI

    – Giảm 5% học phí khi ghi danh trước ngày khai giảng.
    – Giảm 10% học phí cho nhóm 5 học viên khi ghi danh trước ngày khai giảng.
    – Giảm 15% học phí cho nhóm 10 học viên khi ghi danh trước ngày khai giảng.

    HỌC TẠI BÌNH DƯƠNG

     1.500.000

    4. Chứng chỉ tốt nghiệp

    5. Địa điểm học

      CƠ SỞ

      THÔNG TIN LIÊN HỆ

      TĐ - TRUNG TÂM MIỀN NAM

      (179 Đặng Văn Bi - Trường Thọ - Thủ Đức)

      Liên hệ028 22 44 6464 - 0982 422 711

      Thời gian làm việc: 08h - 21h (Thứ 2 - Thứ 7)

      BD - NHÀ THIẾU NHI BÌNH DƯƠNG

      (Số 591 Đại lộ Bình Dương - TP. Thủ Dầu Một - Bình Dương)

      Liên hệ028 22 44 6464 - 0902 384 081

      Thời gian làm việc: 08h - 18h (Thứ 2 - Chủ nhật)

      6. Đăng ký khóa học

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM