NỘI DUNG
Thông báo tuyển sinh giáo viên mầm non bậc Cao đẳng tại TPHCM
Văn phòng tuyển sinh Miền Nam STRAINCO gửi tới các bạn thông tin Tuyển sinh giáo viên mầm non bậc Cao đẳng tại TPHCM như sau:
1. Chỉ tiêu tuyển sinh
- Chỉ tiêu tuyển sinh: 2000
- Chuyên ngành đào tạo: Cao đẳng sư phạm mầm non
2. Đối tượng tuyển sinh giáo viên mầm non bậc Cao đẳng tại TPHCM
- Học viên đã tốt nghiệp Trung cấp Mầm non
- Giáo viên tại các cơ sở mầm non
- Học viên đã có 1 văn bằng Cao đẳng khác ngành
3. Thời gian học và thời gian đào tạo
- – Đã tốt nghiệp THPT: 6 học kỳ* Đối với các thí sinh dự tuyển bằng học bạ THPT:
Tất cả các thí sinh phải tốt nghiệp THPT và Yêu cầu không bị hạnh kiểm yếu, trung bình
- * Đối với các thí sinh xét tuyển sau khi kết thúc kì thi THPT quốc gia:
Cần đạt điểm sàn do Bộ giáo dục quy định, ở khối M (tổ hợp môn thi Văn – Thẩm âm tiết tấu – thanh nhạc), Khối B, Khối C, và Khối D1.
- – Trung cấp Mầm non liên thông Cao đẳng Sư phạm mầm non: 3 học kỳ– Văn bằng 2 mầm non: 4 học kỳ– Hình thức đào tạo: tập trung, chính quy.
– Lớp học vào tối thứ 7, và cả ngày chủ nhật.
4. Hồ sơ nhập học để trở thành giáo viên mầm non bậc Cao đẳng tại TPHCM
- Bằng tốt nghiệp hệ cao nhất (Bản sao công chứng) – Hoặc giấy chứng nhận tạm thời
- Bảng điểm (Bản sao công chứng) – Đối với sinh viên tốt nghiệp Trung Cấp trở lên
- Học bạ (Bản sao công chứng) – Đối với sinh viên tốt nghiệp THPT hoặc THCS
- Giấy Chứng minh nhân dân (Bản sao công chứng)
- 04 ảnh chân dung cỡ 3×4
- Phiếu đăng ký học
- Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương)
5. Các hệ đào tạo liên thông Cao đẳng sư phạm mầm non tại TPHCM
- Hệ Vừa học vừa làm (Tại chức)
- Hệ từ xa
- Hệ chính quy
Chính sách mới đối với giáo viên mầm non năm 2018 bạn cần biết
Theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non.
Ngoài việc hỗ trợ tiền ăn trưa bằng 10% mức lương cơ sở/trẻ/tháng tính theo số tháng học thực tế cho những trẻ có hoàn cảnh khó khăn, thì hàng ngàn giáo viên mầm non chưa được vào biên chế sẽ có cơ hội tăng thêm thu nhập.
Những giáo viên mầm non làm việc theo chế độ hợp đồng lao động nếu đủ tiêu chuẩn chức danh giáo viên mầm non hạng IV trở lên (có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non trở lên; có trình độ ngoại ngữ bậc 1, trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo quy định) thì được ký hợp đồng lao động, xếp lương ở chức danh giáo viên mầm non hạng IV.
Ngoài ra những giáo viên hợp đồng này sẽ được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành như giáo viên mầm non là viên chức trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Thời gian và bậc lương hưởng khi thực hiện chế độ hợp đồng lao động được nối tiếp để xếp lương và thực hiện chính sách khi được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng làm việc. Quy định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 20.2.2018.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ GDĐT, tính đến hết năm học 2016-2017, toàn ngành có 344.994 giáo viên mầm non. Số giáo viên ngoài biên chế là 100.726 người, trong đó khu vực công lập là 53.111 người.
Nhiều năm qua, câu chuyện lương giáo viên không đủ để trang trải cuộc sống tối thiểu đã trở thành vấn đề nhức nhối. Với hệ số khởi điểm là 1,86, nhiều giáo viên trẻ mới ra trường chỉ có mức lương hơn 3,2 triệu đồng.
Đồng lương còm cõi, trong khi lại chịu nhiều áp lực, không nhận được sự cảm thông của phụ huynh và xã hội đã khiến không ít giáo viên mầm non bỏ nghề, dù vẫn còn rất yêu trẻ, đam mê với nghề giáo.
Đối với giáo viên trong biên chế đã vậy, giáo viên dạy hợp đồng lại càng cám cảnh hơn. Cùng làm việc trong một môi trường, có cùng trình độ nhưng giáo viên mầm non hợp đồng vẫn chưa nhận được đồng lương tương xứng với công sức của họ đã bỏ ra.
Có nơi, giáo viên hợp đồng không được hưởng chính sách, phụ cấp thâm niên, phụ cấp đứng lớp như giáo viên là viên chức.