CÁC HỆ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC LUẬT TẠI TPHCM
NỘI DUNG
Hiện nay có rất nhiều hệ đào tạo liên thông đại học luật, nhưng phổ biến nhất là: hệ đào tạo liên thông đại học luật chính quy, liên thông tại chức và liên thông từ xa.
1.Hệ đào tạo liên thông đại học luật chính quy
a.Liên thông đại học chính quy là gì?
Người học có nhu cầu trau dồi kiến thức để chuẩn bị vững vàng trước khi bước vào công việc. Đặc biệt là sinh viên muốn theo đuổi ước mơ học đại học của mình. Học cao đẳng kết thúc chúng ta có thể thực hiện ước mơ học đại học của chính mình. Và thời gian học cao đẳng và liên thông đại học cũng tương đương với với việc học đại học lại từ đầu.
b. Thời gian học hệ đào tạo liên thông đại học chính quy bao lâu?
Học trong giờ hành chính: Từ thứ 2 đến thứ 6.
Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều người đang đi làm có nhu cầu học học liên thông Đại học Luật chính quy nhưng không thể học trong giờ hành chính. Nhận thấy điều này, trung tâm STRAINCO đã mở ra các lớp liên thông chính quy học vào thứ 7 và chủ nhật với chương trình học tập trung vào các kiến thức trọng tâm, người học có thể tốt nghiệp sớm trước thời hạn.
c. Các cơ sở đào tạo liên thông đại học chính quy .
Ở nước ta thì Đại học luật Hà Nội và Đại học luật TPHCM là hai cơ sở đào tạo liên thông đại học luật chính quy tốt nhất.
Một số cơ sở đào tạo khác có thể tham khảo như: Đại học Thành Đông, Đại học Kinh Bắc, Đại học Chu Văn An, Đại học Luật Huế, Đại học Vinh, Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Sài gòn, Đại học Công nghệ HUTECH, Đại học Hồng Bàng, Đại học Lạc Hồng, Đại học Kinh tế – Tài chính, Đại học Công Nghiệp…
2. Hệ đào tạo liên thông đại học luật tại chức
a. Liên thông đại học luật tại chức là gì?
Hệ tại chức hay còn gọi là hệ vừa làm vừa học được biết đến như là một hệ đào tạo dành cho những đối tượng vừa đi làm vừa đi học có mong muốn nâng cao, hoàn thiện kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp hoặc có nguyện vọng học thêm một ngành khác với ngành mình đã học và đang đi làm.
Đất nước trong thời kỳ đổi mới nhưng nhiều cán bộ công chức chưa đủ kiến thức chuyên môn làm việc bởi vì những người này phần lớn đều tuổi trẻ đã đóng góp cho chiến trường, vì thế đến thời bình họ đi làm cần phải vừa học, vừa làm bổ sung kiến thức nên loại hình tại chức rất phù hợp và được nhiều người ủng hộ. Phải nói rằng đây là một bước đi đúng đắn của nền giáo dục nước ta.
b. Thời gian học hệ đào tạo liên thông đại học luật hệ tại chức
Thời gian học sẽ vào cuối tuần. Chương trình đào tạo cũng tương ứng với chương trình đào tạo của hệ chính quy.
Về bằng cấp là bằng tại chức tương ứng với ngành đào tạo đã đăng ký.
c. Các cơ sở đào tạo liên thông đại học tại chức
Cũng giống như liên thông đại học chính quy thì hai cơ sở là Đại học luật Hà Nội Và Đại học luật TPHCM vẫn là hai trường đào tạo tại chức chất lượng nhất.
3. Hệ đào tạo liên thông đại học luật từ xa
a. Liên thông đại học luật từ xa là gì?
Liên thông Đại học Luật hệ từ xa là hình thức đào tạo có sự tách biệt về không gian hoặc (và) thời gian giữa giảng viên và học viên, học viên tự học có hướng dẫn chủ yếu thông qua băng đĩa, tài liệu. Với hình thức đào tạo này, yêu cầu học viên phải có các thiết bị cần thiết như máy tính có kết nối Internet.
b. Thời gian học liên thông hệ từ xa
Thời gian học linh hoạt, được sắp xếp sao cho phù hợp với giảng viên và học viên
Sinh viên và giảng viên sẽ trao đổi với nhau thông qua tài liệu âm thanh được gửi qua mạng.
c. Cơ sở đào tạo liên thông đại học luật từ xa
Một số trường Đại học tổ chức đào tạo liên thông Đại học Luật hệ từ xa như: Đại học Luật TPHCM, Đại học Luật Hà Nội, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Mở TPHCM, Đại học Huế…
HỌC LUẬT MỌI LÚC MỌI NƠI
Tham khảo để học luật hiệu quả hơn:
Thứ nhất: Sinh viên phải có đủ tài liệu học, bao gồm hệ thống văn bản pháp luật kinh tế, giáo trình, đề cương bài giảng, hệ thống bài tập tình huống…
Thứ hai: Trước khi bắt đầu học từng môn trong chuyên ngành, sinh viên cần xem môn học có bao nhiêu chương và nội dung chủ đạo của chương đó.
Song song với việc nắm được nội dung chủ đạo của từng chương, sinh viên phải xác định được số mục trong chương, trong mỗi mục đó gồm những ý nào, trong mỗi ý đó lại bao gồm bao nhiêu ý nhỏ, nội dung cụ thể là gì. Có nghĩa là học từ khái quát đến cụ thể.
Thứ 3: Khi đã vẽ được sơ đồ tư duy cho mỗi chương, cần xác định nội dung trong chương đó quy định ở những văn bản pháp luật nào, cụ thể hơn là quy định tại điều nào trong văn bản đó.
Khi đã xác định được điều luật, sinh viên sẽ ghi nó bên dưới những ý nhỏ trong sơ đồ tư duy để tạo thành một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh.
Thứ 4: Cần thường xuyên làm các bài tập trong hệ thống bài tập tình huống đã được giảng viên phổ biến từ đầu chương trình dựa trên sơ đồ tư duy hoàn chỉnh.
Với cách làm như trên, sinh viên có thể tiếp thu tối đa những kiến thức đã học, tích lũy được nhiều kỹ năng trong việc sử dụng văn bản pháp luật để có thể ứng dụng trong công việc sau này.
Error: Contact form not found.