ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT

THÔNG BÁO TUYỂN SINH LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC LUẬT

Đại học Kinh tế luật một trong những trường thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo về chuyên ngành luật uy tín trong cả nước. Để tiếp tục sứ mệnh trong đào tạo ngành luật, sau kỳ thi trung học phổ thông quốc gia vừa rồi trường đã ra thông báo tuyển sinh như sau:

1. Chỉ tiêu tuyển sinh và ngành đào tạo 
– Chỉ tiêu tuyển sinh: 2000
– Chuyên ngành đào tạo: Luật Kinh Tế, Luật Thương Mại…

2.Đối tượng tuyển sinh

– Đối tượng đã tốt nghiệp THPT,  Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề, Cao đẳng chính quy, Cao đẳng nghề.
–  Đối tượng có thể Liên thông trái ngành lên Đại học chính quy

– Cán bộ, công chức, những người đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, lực lượng vũ trang (đã có bằng tốt nghiệp THPT…)

– Những người đã có bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hoặc Trung cấp.

3. Thời gian đào tạo – Hình thức đào tạo

– Liên thông từ trung cấp lên đại học: 2,5 năm ( liên thông trái ngành phải học thêm một học kỳ 5 tháng).

– Liên thông từ cao đẳng lên đại học: 1,5 năm ( liên thông trái ngành phải học thêm một học kỳ 5 tháng).

– Hình thức đào tạo: chính quy, tập trung.

5. Thời gian học

Học chủ yếu vào tối 2,4,6 hoặc 3,5,7

Cũng có lớp tổ chức vào thứ 7 và chủ nhật

Thời gian học linh hoạt và cập nhật thường xuyên.

đại học kinh tế luật

Đại học Kinh tế luật

ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT BƯỚC TIẾN CỦA SỰ THÀNH CÔNG

1. Tổng quan về đại học Kinh tế luật

Là trường thành viên của Ðại học Quốc gia TP. HCM – Một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học – công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nồng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Trường Đại học Kinh tế – Luật trong chiến lược phát triển sẽ trở thành trường đại học định hướng nghiên cứu, theo đuổi các hoạt động khoa học và phổ biến tri thức trong lĩnh vực kinh tế, luật và quản lý. Do đó, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học gắn với nhu cầu xã hội là một chủ trương tiên quyết của Nhà trường nhằm làm thay đổi tư duy và cách làm giáo dục trong điều kiện đất nước ta đang đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Trường Đại học Kinh tế  Luật có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển ĐHQG-HCM thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

Đến nay, Trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn cao, trong đó có một số chuyên gia đầu ngành có uy tín, đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu theo hướng chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế, luật và quản lý.

Hoạt động đào tạo không ngừng phát triển, Trường đang đào tạo 15 chương trình giáo dục ở trình độ đại học, 8 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, 4 chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, gần 6.500 sinh viên hệ chính quy, gần 900 học viên cao học và hơn 80 nghiên cứu sinh. Để nâng cao chất lượng đào tạo khi quy mô đào tạo không ngừng tăng lên, bên cạnh việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, Trường đã thực hiện nhiều biện pháp đổi mới công tác quản lý đào tạo, thực hiện nghiêm túc quy chế, kỷ cương giảng dạy và học tập, đặc biệt công tác đảm bảo chất lượng được chú trọng.

Cùng với sự phát triển của hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học của Trường cũng ngày càng phát triển và hiệu quả. Trường đã tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học lớn trong nước và quốc tế. Cán bộ giảng viên của Trường chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu trọng điểm, đề tài cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ, đề tài cấp cơ sở. Các đề tài nghiên cứu khoa học, hội nghị, hội thảo khoa học đã đóng góp tích cực cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đặc biệt quan hệ đối ngoại của Trường ngày càng mở rộng, đi vào chiều sâu, phục vụ thiết thực công tác đào tạo, NCKH và cải thiện nguồn thu. Trường đã tạo được mối quan hệ tốt với các trường đại học, viện nghiên cứu, các địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và ngoài nước trong nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo, trao đổi giảng viên, học viên và cung ứng nguồn nhân lực.

2. Ngành đào tạo

Trường Đại học Kinh tế Luật  có 8 khoa, chia thành 15 ngành/chuyên ngành đào tạo bao gồm cấp độ đại học và sau đại học với khoảng hơn 9.000 sinh viên, dưới đây là danh sách khoa và mã ngành tương ứng để thi tuyển sinh:

  • Bậc đại học:
    • Khoa Kinh tế: Chuyên ngành Kinh tế học (401) và chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công (403)
    • Khoa Kinh tế đối ngoại: Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại (402) và ngành Kinh doanh quốc tế (408)
    • Khoa Tài chính – Ngân hàng: Ngành Tài chính – Ngân hàng (404)
    • Khoa Kế toán – Kiểm toán: Ngành Kế toán (405) và ngành Kiểm toán (409)
    • Khoa Hệ thống thông tin: Ngành Hệ thống thông tin quản lý (406) và chuyên ngành Thương mại điện tử (411)
    • Khoa Quản trị kinh doanh: Ngành Quản trị Kinh doanh (407) và ngành Marketing (410)
    • Khoa Luật Kinh tế: Chuyên ngành Luật Kinh doanh (501) và chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế (502)
    • Khoa Luật: Chuyên ngành Luật Dân sự (503) và chuyên ngành Luật Tài chính – Ngân hàng – Chứng khoán (504).
  • Bậc thạc sĩ:
    • Ngành Kinh tế học, ngành Kinh tế Chính trị và chuyên ngành Kinh tế & Quản lý công; thuộc quản lý của khoa Kinh tế.
    • Ngành Kinh tế quốc tế; thuộc quản lý của khoa Kinh tế đối ngoại.
    • Ngành Tài chính – Ngân hàng; thuộc quản lý của khoa Tài chính – Ngân hàng.
    • Ngành Quản trị kinh doanh; thuộc quản lý của khoa Quản trị kinh doanh.
    • Ngành Luật kinh tế và ngành Luật dân sự & tố tụng dân sự; thuộc quản lý của khoa Luật kinh tế.
  • Bậc tiến sĩ:
    • Ngành Kinh tế học và ngành Kinh tế Chính trị; thuộc quản lý của khoa Kinh tế.
    • Ngành Kinh tế quốc tế; thuộc quản lý của khoa Kinh tế đối ngoại.
    • Ngành Tài chính – Ngân hàng; thuộc quản lý của khoa Tài chính – Ngân hàng.
    • Ngành Luật kinh tế; thuộc quản lý của khoa Luật kinh tế.

3. Tầm nhìn

Trường Đại học Kinh tế Luật TPHCM phát triển theo đại học định hướng nghiên cứu, đến năm 2030 trở thành:

– Cơ sở đào tạo đạt chuẩn quốc tế, được xếp hạng trong số các trường Đại học có uy tín khu vực Châu Á, người học có đủ năng lực làm việc trong môi trường toàn cầu.

– Trung tâm nghiên cứu và tư vấn chính sách hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Kinh tế, Luật và Quản lý.

4. Mục tiêu trọng tâm giai đoạn 2016 – 2020

– Xây dựng mô hình quản trị đại học hiện đại theo hướng tự chủ.

– Xây dựng các tiền đề cơ bản cho một trường Đại học định hướng nghiên cứu.

– Chuẩn hóa các chương trình đào tạo đạt chuẩn ASEAN và quốc tế.

Error: Contact form not found.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM