Dành cho những ai đang học dở dang Cao đẳng muốn chuyển ngành học.

Ngày nay, khi mà các ngành nghề đào tạo ngày càng trở nên đa dạng, các ngành đào tạo mới liên tục ra đời, không dễ dàng gì cho các tân sinh viên khi lựa chọn ngành học. Thực tế thì chỉ một số ít các bạn đã xác định trước được cho mình hướng đi cho tương lai, còn lại phần lớn sẽ bị ảnh hưởng bởi mong muốn của các bậc phụ huynh. Số khác thì vì không biết mình thích ngành gì mà học đại 1 ngành nào nó. Sau một thời gian học tập, được tiếp xúc nhiều hơn với xã hội, các bạn mới dần nhận ra mình yêu thích ngành nghề gì và muốn chuyển sang học ngành đó. Chính vì thế mà gần đây trung tâm STRAINCO nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn sinh viên rằng đang học dở dang Cao đẳng thì có thể chuyển qua học ngành học khác được không? Đặc biệt có rất nhiều bạn muốn chuyển qua học ngành Luật.

Để giải đáp cho câu hỏi “Đang học dở dang Cao đẳng có được chuyển qua học Đại học Luật hay không?”. Trước tiên ta hãy cùng tìm hiểu xem văn bằng 2 Đại học Luật là gì?

Văn bằng 2 Đại học Luật là văn bằng cấp cho những người đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề, Cao đẳng, Đại học, sau khi hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo Đại học của ngành Luật, có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp Đại học.

Như vậy có lẽ các bạn cũng đã có thể trả lời cho câu hỏi phía trên, học dở dang Cao đẳng không thể chuyển qua học Đại học Luật được. Nếu các bạn có mong muốn học Đại học Luật thì hãy tiếp tục hoàn thành chương trình đào tạo Cao đẳng mà mình đang theo học.

Không chỉ riêng những ai đang học dở dang Cao đẳng mà ngay cả Đại học hay Trung cấp cũng không thể chuyển qua học Đại học Luật được.

học dở dang cao đẳng

Cần gì khi học văn bằng 2 Đại học Luật

CẦN GÌ KHI HỌC VĂN BẰNG 2 ĐẠI HỌC LUẬT

1. Yêu thích và đam mê

Chắc chắn đây là điều quan trọng nhất khi chọn bất cứ ngành học nào chứ không riêng ngành Luật. Đừng vì những suy nghĩ như học có dễ không, học ra có kiếm được nhiều tiền không làm cho đầu óc của bạn trở nên chai sạn.

Đối với một ngành học đòi hỏi sự tìm tòi, nghiên cứu và “đối mặt” với vô số con chữ dễ gây nhàm chán như ngành Luật thì chính sự yêu thích và đam mê sẽ giúp bạn kiên trì hơn, khám phá ra những điều thú vị khi học Luật.

2. Phải đọc, phải xem thật nhiều, học từ thực tiễn

Chắc hẳn các bạn đã biết hệ thống pháp luật Việt Nam và Quốc tế vô cùng đa dạng với vô vàn các Bộ luật, các điều khoản. Để có thể học tốt ngành Luật bạn cần phải chịu khó đầu tư thời gian và công sức của mình vào việc đọc, việc tìm hiểu, việc tiếp xúc với thực tiễn xung quanh. Đọc nhiều không bao giờ là hại, rất nhiều người đã thành công vì họ có thói quen đọc nhiều sách. Luật cũng chỉ nằm trên sách vở, bạn có thể có thêm rất nhiều kiến thức từ việc xem các bản tin pháp luật hàng ngày, hay xem một chương trình xử án điều này sẽ cập nhật thêm cho bạn những thông tin bổ ích, những cách xử lý tình huống khôn khéo.

Trên hết  vì Luật bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, nên bạn cũng hãy tập dần thói quen quan sát cuộc sống. Quan sát thôi, chưa đủ, bạn phải tập hành nghề ngay từ lúc còn ngồi học. Hãy mạnh dạn đăng ký thực tập ở các văn phòng, công ty luật,…ngay từ khi còn đi học, để tích lũy kinh nghiệm. Ngoài ra tham gia các hoạt động xã hội cũng là một cách để giúp bạn tự tin hơn, hiểu rõ hơn về xã hội.

3. Rèn luyện kỹ năng viết

Luật là ngành đòi hỏi sự chính xác, chuẩn mực cao trong cách trình bày văn bản. Hãy rèn luyện cho mình kỹ năng viết, kỹ năng soạn thảo văn bản để không bị bỡ ngỡ khi được giao việc.

4. Học Luật, đừng ngại nói nhiều

Lẽ hiển nhiên, khi nghĩ tới ngành Luật người sẽ nghĩ ngay tới Luật sư, một nghề mà người ta sẽ nói thật nhiều, nói thật thuyết phục.

Hẳn rằng không phải ai cũng có thể nói trôi chảy, mạch lại trước 1 nhóm người chứ chưa kể là trước một tòa án đông người. Có một cách rất đơn giản để rèn luyện kỹ năng nói đó là phát biểu bài trong lớp. Hãy cố gắng thoát ra khỏi vỏ bọc nhút nhát sợ sai, sợ xấu hổ, dần dần bạn sẽ tự tin hơn, và nói trước đám đông không còn là điều đáng sợ nữa.

Tuy nhiên, nói nhiều không phải lúc nào cũng đúng hết, bạn cần phải suy xét những gì mình nói gì. Nói nhiều, nhận ra lỗi sai, cố gắng sửa chữa, qua nhiều lần như thế, lời nói của bạn sẽ thuyết phục được người khác thôi.

5. “Cái đầu lạnh, trái tim nóng và đôi bàn tay sạch”

Đây là bài học mà chắc rằng mọi thầy cô luôn luôn truyền đạt lại cho các sinh viên Luật của mình. Bạn phải tỉnh táo, xử lý những vấn đề liên quan đến Luật pháp, đó là những chuẩn mực mang tính ràng buộc với những chế tài đảm bảo thực hiện, chứ không phải là những quy phạm đạo đức hay tương tự. Dù vậy, luật pháp, cũng cần có tình người, và cần được xử lý dung hoà chứ không nên quá cứng nhắc. Và bạn phải giữ mình trong một môi trường hết sức cám dỗ. Đừng để bất kỳ điều đáng tiếc nào xảy ra cho bản thân, cho những người xung quanh, từ quá trình hành nghề của mình.

Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho những bạn đang học dở dang Cao Đẳng, Trung Cấp hay Đại học cảm thấy yêu thích ngành Luật hơn và đưa ra được lựa chọn cho chính mình. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm thông tin chi tiết tuyển sinh văn bằng 2 Đại học Luật dưới đây.

Error: Contact form not found.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM