Kinh tế toàn cầu phát triển, đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, sự quan tâm đối với ngành luật của giới trẻ ngày càng nhiều. Đặc biệt là ở thị trường luật ở TPHCM thì nhu cầu ngành luật ngày càng lớn. Vậy thì có những cơ sở nào đào tạo học liên thông đại học luật tại TPHCM? Lý do gì hấp dẫn chúng ta học liên thông đại học luật tại TPHCM? Tại sao nên học ngành luật?
1. Lý do hấp dẫn chúng ta học liên thông đại học luật tại TPHCM?
NỘI DUNG
Ai cũng biết thành phố Hồ Chí Minh là một nơi rất sầm uất không chỉ về kinh tế mà đây còn là một thị trường việc làm lớn nhất cả nước. Hàng năm có hàng nghìn người đổ về đây để học tập và xin việc.
Theo như khảo sát về nguồn lực ngành luật trong những năm tới thì thị trường luật ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng mà còn ở Việt Nam nói chung rất là “hot”. Ước tính đến năm 2020 thì nhu cầu nhân lực ngành luật cần khoảng 20000 nghìn người trong đó có 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên… Riêng số thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại cũng cần vài trăm người.
“Sở dĩ thu hút như vậy bởi đây là ngành đang được xếp vào nhóm các ngành thiếu nhân lực trên cả nước” – Luật sư Quang Thái cho biết.
Theo tiến sĩ – luật sư Allan Van Fleet (Công ty tư vấn Luật McDermott Will & Emery), các nước khác cũng thiếu nhân lực ngành này, chuyên ngành luật là một ngành học danh giá mà rất nhiều sinh viên muốn theo học. Cụ thể như ở Mỹ, những công việc như luật sư, thẩm phán và công tố viên là những nghề nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn đến xã hội và thu nhập hằng năm cao. “Đặc biệt, luật kinh tế là một ngành học được người học săn đón nhiều nhất”, TS-LS Allan Van Fleet nói.
Sinh viên học liên thông đại học luật tại TPHCM ra trường có thể làm ở rất nhiều vị trí khác nhau:
Trong các doanh nghiệp, nhân sự học luật kinh tế có thể làm chuyên viên pháp lý phụ trách liên quan đến đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng…
Sinh viên tốt nghiệp ngành này còn có thể làm việc ở các tổ chức nghiên cứu và tư vấn pháp luật, các viện nghiên cứu và các trung tâm cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý như văn phòng luật sư, công ty luật.
“Ngoài ra, cử nhân luật kinh tế có thể tham gia các trung tâm trọng tài thương mại với tư cách là trọng tài viên giải quyết các tranh chấp thương mại; giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo khối ngành luật kinh tế, quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh”, ThS-LS Chung nói.
Có thể chắc chắn một điều rằng học liên thông đại học luật tại TPHCM ra trường “không thiếu việc để làm”.
2. Sức hấp dẫn của ngành luật ở đâu?
Học liên thông đại học luật tại TPHCM bùng nổ như một làn sóng lớn. Vậy nguyên nhân do đâu?
**Đa dạng hóa lựa chọn nghề nghiệp
Từ các vị trí truyền thống trong ngành luật như luật sư nội bộ, luật sư độc lập đến các vị trí trong ngành Kế toán – Kiểm toán, các chức danh thuộc lĩnh vực bất động sản, những vị trí thuộc tài chính – ngân hàng hay kể cả phóng viên, biên tập viên của một số tờ báo chuyên môn. Điều gì tạo nên sự đa dạng “định hướng nghề” như vậy?
Thứ nhất, với hệ thống các bài học tại trường Luật có liên quan đến pháp luật, kỹ thuật và nguyên tắc về soạn thảo văn bản quy chuẩn, các kỹ năng về tranh luận – lập luận, kiến thức liên quan đến tâm lý học hoặc lễ tân ngoại giao… các sinh viên luật có thái độ học nghiêm túc chắc chắn không bị bỡ ngỡ trước các nhu cầu của các nhà tuyển dụng nghề nghiệp liên quan đến xã hội học.
Thứ hai, pháp luật luôn phát triển song hành với tất cả các lĩnh vực và quan hệ xã hội. Chính vì vậy, sự tiến hóa của nghề luật thường đi kèm với sự phát triển của rất nhiều lĩnh vực và chuyên ngành chuyên sâu, tạo nên rất nhiều cơ hội nghề nghiệp. Lấy ví dụ về các lĩnh vực thực hành luật như Pháp luật Năng lượng, Pháp luật Thể thao hay Pháp luật Vận tải biển vốn rất phổ biến tại các quốc gia phát triển nhưng vẫn ít được nhắc đến tại Việt Nam. Có thể nói cơ hội nghề nghiệp của ngành luật vẫn còn rất khả quan tương ứng với tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện tại.
**Cơ hội để tiếp cận và tìm hiểu các vấn đề xã hội
Những lý thuyết, giả định và ý kiến mà một người nghiên cứu và tìm hiểu luật đưa ra thường có lồng ghép sự cân nhắc hệ quả và kinh nghiệm pháp lý, có cái nhìn đa chiều và quan trọng hơn là thường chuẩn xác ở một mức độ nhất định (dựa trên xu hướng pháp luật nói riêng và đồng thuận xã hội nói chung).
Không chỉ dừng lại ở đó, Luật học luôn có mối quan hệ mật thiết và có độ tương tác cao với các ngành khoa học xã hội khác như Tâm lý học, Xã hội học, Kinh tế học, Thương mại và Khoa học Chính trị, Địa chính trị.v.v. Nếu bạn muốn học một nghề có thể kiếm tiền từ nó mà vẫn có cơ hội tiếp cận và thấu hiểu kiến thức từ hàng loạt các ngành khoa học khác, trường Luật chính là nơi dành cho bạn.
** Tích lũy kiến thức lâu dài
Khác với một số ngành nghề mang tính năng động và có xu hướng hút cạn ý tưởng cũng như chất xám của người hành nghề trước khi chuyển sang tìm kiếm một thế hệ mới năng động hơn, sáng tạo hơn; luật là ngành có bảo hiểm cho những người tận tụy và theo đuổi đến cùng, bất kể bạn đang làm việc trong phân nhánh nào của nghề này, một luật sư, một chuyên viên pháp lý nội bộ hay một phóng viên pháp luật.
**Cơ hội để tham gia vào quá trình cải thiện xã hội
Chúng ta có thể kể đến các hoạt động hỗ trợ pháp lý miễn phí đã trở nên thông dụng, phục vụ các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội; hoặc các chương trình bảo vệ công lý mà nhiều luật sư Việt Nam hiện nay đang tham gia, góp phần phát hiện, báo động án oan sai, sai phạm của cơ quan nhà nước cũng như cứu giúp được nhiều người vô tội. Cũng còn rất nhiều hoạt động khác như giáo dục, thông tin pháp luật, đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo pháp luật… đều góp phần tích cực tạo dựng nên một xã hội công bằng, dân chủ hơn.
Error: Contact form not found.