ĐỊA CHỈ XÉT TUYỂN HỒ SƠ LIÊN THÔNG LUẬT
Lúc nhỏ bạn đã từng chơi trò Quan tòa – Chỉ điểm, một trò chơi mang tính công bằng rất cao. Sẽ thật hạnh phúc nếu bạn bốc trúng lá thăm “thẩm phán” hay “luật sư”, vì đó là những người mang lại sự công lý cho xã hội, cứu người vô tội và trừng phạt kẻ ác. Nhưng đó chỉ là trò chơi, còn trên thực tế để làm nghề luật bạn phải có những kiến thức pháp luật cơ bản ở trình độ cử nhân luật trở lên. Tức là các bạn phải tốt nghiệp những cơ sở đào tạo chuyên ngành luật. Muốn được học ở các cơ sở đào tạo luật thì chúng ta phải thi và xét tuyển hồ sơ liên thông Đại học Luật.
Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn biết thêm về các địa chỉ xét tuyển hồ sơ liên thông đại học luật.
1.Đối tượng xét tuyển liên thông Đại học Luật
Bao gồm các đối tượng:
– Cán bộ, công chức, những người đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, lực lượng vũ trang (đã có bằng tốt nghiệp THPT…)
– Những người đã có bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hoặc Trung cấp.
2.Thời gian xét tuyển
Đối với thời gian xét tuyển hồ sơ liên thông đại học luật:
– Xét tuyển liên tục
– Các lớp khai giảng hàng tháng
– Chủ động được lịch học
3.Thời gian học sau khi xét tuyển hồ sơ liên thông đại học luật
– Thời gian học linh hoạt
– Các lớp học liên thông được tổ chức liên tục và khai giảng hàng tháng
– Thời gian học chủ yếu vào buổi tối thuận tiện cho những học viên không có thời gian
– Có các lớp học vào thứ 7 và chủ nhật
– Có các lớp học liên thông cấp tốc
4.Địa điểm xét tuyển hồ sơ liên thông Đại học Luật
5.Hồ sơ liên thông đại học luật
– Phiếu đăng ký học.
– Bằng và học bạ hoặc bảng điểm (Bản sao).
– Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương).
– Bản sao công chứng Giấy Chứng minh nhân dân.
– 04 ảnh chân dung cỡ 3×4.

Học luật
SƠ BỘ VỀ NGÀNH LUẬT
Luật là gì?
Là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí chung của một quốc gia, khu vực, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.
Bản chất của luật pháp phản ánh bản chất của Nhà nước đặt ra nó. Nhà nước kiểu nào thì pháp luật kiểu đó. Chính vì vậy, luật pháp có tính chất giai cấp. Luật pháp còn có tính xã hội vì nó chứa đựng những chuẩn mực chung được số đông trong xã hội ủng hộ. Nếu không luật pháp sẽ bị chống đối.
Về mặt nội dung, luật pháp có tính quy phạm phổ biến. Luật pháp là do Nhà nước đặt ra, nên đối tượng điều chỉnh của nó phổ biến hơn (rộng rãi hơn) các quy phạm xã hội khác.
Về mặt hình thức, luật pháp có tính chặt chẽ. Để dân chúng biết được và phải biết ý chí của Nhà nước, thì ý chí này phải được thể hiện dưới các hình thức chặt chẽ. Có 3 hình thức luật pháp cơ bản, đó là tập quán pháp, tiền lệ pháp, và văn bản quy phạm pháp luật.
Học luật với cơ hội việc làm mở rộng
Học liên thông đại học luật có thể làm rất nhiều công việc như:
– Luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên: Những công việc, chức danh này thường sẽ do Nhà nước quy định về tiêu chuẩn và quy trình cấp chứng chỉ hành nghề hay bổ nhiệm. Vì đây là những công việc khó, đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng cao nên thời gian đào tạo thường lâu hơn so với các nghề khác.
– Công chức nhà nước trong các Cơ quan nhà nước: Hàng năm, các cơ quan Nhà nước thường tổ chức các cuộc thi công chức nhằm lựa chọn nhân tài cho đất nước. Hiện nay, rất nhiều cơ quan Nhà nước các cấp từ cấp cơ sở đến cấp trung ương đều có nhu cầu tuyển dụng hàng năm. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành công chức thì sẽ có rất nhiều vị trí cho bạn ứng tuyển.
– Pháp chế doanh nghiệp: Ngày nay, rất nhiều các doanh nghiệp có hẳn một phòng/ban pháp chế để tư vấn, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật, tránh những sai phạm có thể xảy ra.
– Công chứng viên: Là người xác nhận những giao dịch, hợp đồng là phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy, nghề này đòi hỏi người thực hiện công chứng có sự hiểu biết về pháp luật và có tinh thần trách nhiệm cao.
– Giảng viên luật: Hầu hết, các trường đại học đều cần những giảng viên luật để dạy những bài giảng về pháp luật chung hay pháp luật về chuyên ngành cho những ngành không phải là Luật. Do đó, nhu cầu về giảng viên cũng ngày một tăng.
– Trợ giúp viên pháp lý: Công việc của trợ giúp viên pháp lý thường là tư vấn luật, hướng dẫn các đối tượng được trợ giúp thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính, hướng dẫn soạn thảo đơn từ, chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ…
– Chấp hành viên, Thư ký tòa án, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật, Thư ký luật sư: Đây là những công việc pháp luật trong từng ngành, nghề khác nhau. Thông thường, để làm các công việc như Chấp hành viên, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật… cần có những điều kiện cụ thể.
Error: Contact form not found.