ĐIỀU KIỆN ĐỂ HỌC CHỨNG CHỈ RĂNG HÀM MẶT
NỘI DUNG
Để học chứng chỉ Răng hàm mặt cần phải có những điều kiện gì? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
1. Chứng chỉ Răng hàm mặt là gì?
Chứng chỉ Răng hàm mặt là chứng chỉ cấp cho người đã có bằng tốt nghiệp Trung cấp Y sĩ trở lên. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sẽ được cấp chứng chỉ Răng hàm mặt.
Chứng chỉ này có giá trị tương đương với việc học chuyển đổi sau khi tốt nghiệp Trung cấp Y sĩ để học lên bác sĩ Răng hàm mặt.
2. Điều kiện để học chứng chỉ Răng hàm mặt
Như đã nói ở trên, điều kiện để học chứng chỉ Răng hàm mặt là bạn phải tốt nghiệp Trung cấp Y sĩ trở lên. Học chứng chỉ Răng hàm mặt sẽ có giá trị tương đương với việc học chuyển đổi để các bạn có thể học lên tiếp Bác sĩ Răng hàm mặt.
Đối với những bạn đã tốt nghiệp THPT, để học chứng chỉ Răng hàm mặt, các bạn cần phải học Trung cấp Y sĩ trước với thời gian học là 2 năm tương đương 4 học kỳ. Tương tự với những bạn đã tốt nghiệp THCS, thời gian học Trung cấp Y sĩ của các bạn sẽ là 3 năm, tức 6 học kỳ.
Ngoài ra, cơ bản nhất, còn có một điều kiện để học chứng chỉ Răng hàm mặt nữa đó là bạn cần có đủ sức khỏe để tham gia học tập theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
HỌC NGÀNH RĂNG HÀM MẶT CẦN CÓ TỐ CHẤT GÌ?
Bên cạnh những điều kiện để học chứng chỉ Răng hàm mặt đã nêu trên, thì người học ngành Răng hàm mặt cũng phải có những tố chất nhất định.
1. Lòng nhân đạo, thương người
Lòng nhân đạo hay y đức là tố chất đầu tiên và quan trọng nhất của một người hành nghề Y. Làm nghề Y, việc tiếp xúc với những đau đớn về thể xác và tinh thần của bệnh nhân là điều không tránh khỏi. Bạn phải luôn đặt mình vào hoàn cảnh của bệnh nhân để thấu hiểu cảm xúc và nỗi đau của họ, có như vậy thì bạn mới có thể tận tâm hết lòng cứu chữa cho bệnh nhân.
2. Lòng can đảm
Đối với công việc mà hàng ngày phải tiếp xúc với máu, với chất bẩn… nếu bạn không vượt qua được nỗi e ngại, sợ hãi thì bạn sẽ không hoàn thành tốt được công việc. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể chiến thắng được nỗi sợ ấy ngay từ đầu, mà còn cần một quá trình làm việc, rèn luyện lâu dài.
3. Tính cẩn thận, tỉ mỉ
Đây cũng là một trong những tố chất quan trọng hàng đầu, đặc biệt trong việc chẩn đoán và chữa trị. Đối với mỗi ca bệnh, bạn luôn cần phải tìm hiểu mọi vấn đề chi tiết, tỉ mỉ để đưa ra chuẩn đoán chính xác và đề ra hướng điều trị hiệu quả. Trong chữa trị, bạn cũng phải thực hiện tỉ mỉ, từng thao tác chuẩn xác. Chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
4. Sự khéo léo
Đôi bàn tay khéo léo là điều rất quan trọng trong chữa trị Răng hàm mặt. Mọi thao tác cần được thực hiện một cách chuẩn mực, khéo léo, đảm bảo hiệu quả nhưng vẫn tạo sự thoải mái cho bệnh nhân.
Sự khéo léo có thể do bẩm sinh của mỗi người, tuy nhiên quá trình thực hành, luyện tập thường xuyên cũng sẽ giúp cho đôi tay của bạn thuần thục, nhuần nhuyễn hơn.
5. Khả năng quan sát, phán đoán
Phán đoán để chuẩn đoán bệnh là bước đầu tiên trong quá trình khám chữa bệnh. Đây cũng là bước khó khăn nhất vì kết quả chẩn đoán ban đầu sẽ là cơ sở cho việc lập kế hoạch điều trị sau này. Một Bác sĩ Răng hàm mặt cần có khả năng quan sát, phán đoán và đưa ra quyết định chính xác tối ưu nhất.
6. Sức khỏe
Bất cứ ngành nghề nào cũng yêu cầu cần có sức khỏe. Đặc biệt với nghề Y, nghề mang lại sức khỏe cho người khác thì chính các bác sĩ cũng cần chăm lo cho sức khỏe của chính bản thân mình.
Ngoài các tố chất trên, một Nha sĩ cần trang bị thêm các kỹ năng cần thiết khác như: Kỹ năng giao tiếp, khả năng tổ chức công việc, xử lý vấn đề, khả năng trau dồi kiến thức, cập nhật công nghệ mới,…
>> Xem thông tin tuyển sinh chứng chỉ Nha khoa tại TPHCM.