Việt Nam đang bước đi trên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì vậy mà nhu cầu ngành luật ngày càng cao. Do đó, sinh viên Việt Nam đang đổ xô học liên thông Đại học Luật.

Và giờ chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao sinh viên đua nhau học liên thông ngành luật và một vài vấn đề về học liên thông Đại học Luật như:

– Học liên thông Đại học Luật có cần thi đầu vào hay không?

– Học liên thông Đại học Luật bao nhiêu năm?

– Học liên thông luật ở đâu thì tốt?

– Học liên thông Đại học Luật ra làm ở đâu?

– Hồ sơ liên thông Đại học Luật bao gồm những gì?

– …

1.Tại sao nên học liên thông Đại học Luật

Liên thông đại học luật – Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Nói đến liên thông ngành luật ta sẽ chắc chắn một điều rằng cơ hội việc làm sẽ cao hơn so với những ngành khác. Hoạt động trong lĩnh vự luật rất phong phú, có thể làm nhiều vị trí như: Thẩm phán, Chấp hành viên, Luật sư, Giám định viên, Công chứng viên, các chức danh tư pháp khác.

Có thể đưa ra một dẫn chứng như sau: 

Theo một nhân viên Tư pháp thì đến năm 2020 nhân lực ngành luật sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng. Đó mới chỉ là sự ước tính, còn trên thực tế thì con số thiếu hụt sẽ lên tới 20000 nghìn nhân lực.

Như vậy thì ta có thể thấy học liên thông đại học Luật là một quyết định đúng đắn. Học ra trường không sợ thất nghiệp.

2.Học liên thông Đại học Luật có cần thi đầu vào không?

Câu trả lời là có bởi theo quy định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo:

– Chỉ có những đối tượng có bằng tốt nghiệp loại giỏi mới được xét tuyển liên thông đại học.

– Các đối tượng còn lại đều phải trải qua kỳ  thi tuyển của các cơ sở đào tạo liên thông.

– Người dự tuyển liên thông phải đủ các điều kiện sau:

+ Tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng ở các cơ sở đào tạo trong nước.

+ Tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng ở nước ngoài thì phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

liên thông đại học luật

Liên thông đại học luật và thi đầu vào

3. Học liên thông Đại học Luật bao nhiêu năm?

Thời gian học tùy từng đối tượng liên thông, chúng ta có thể chia ra hai loại như sau:

– Liên thông từ Trung cấp lên Đại học

+ Trung cấp cùng ngành lên Đại học: 2, 5 năm

+ Trung cấp khác ngành lên Đại học: 3 năm

– Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học

+ Cao đẳng cùng ngành lên Đại học: 1,5 năm

+ Cao đẳng khác ngành lên Đại học: 2 năm

4. Học liên thông luật ở đâu thì tốt?

Hiện nay có rất nhiều cơ sở đào liên thông đại học luật trong cả nước như:

– Khu vực miền Bắc: Đại học Luật Hà Nội, Đại học Thành Đông, Đại học Chu Văn An, Đại học Hữu Nghị…

– Khu vực miền Trung: đại học Luật Huế, Đại học Vinh…

– Khu vực miền Nam: Đại học Luật TPHCM, Đại học Hồng Bàng, Đại học Hồng Bàng, Đại học Hutech, Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Kinh tế, Đại học Mở TPHCM….

5. Học liên thông Đại học Luật ra làm ở đâu?

Nói đến chỗ làm việc ngành luật thì rất đa dạng:

– Làm việc tại Viện Kiểm Soát: Hệ thống viện kiểm sát được tổ chức ở ba cấp như sau: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, rồi tới Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Viện kiểm sát nhân dân huyện, hoặc quận ,thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Ngoài ra hệ thống Viện kiểm sát nhân dân còn có Viện kiểm sát quân sự gồm Viện kiểm sát quân sự trung ương và Viện kiểm sát quân sự của các quân khu.

– Làm việc tại phòng Công chứng: Ở bất cứ tỉnh, ở thành phố nào trên đất nước chúng ta cũng có phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp. Có một số địa phương còn có nhiều phòng do nhu cầu công chứng của nhân dân càng ngày càng tăng.

Ví dụ như ở Hà Nội có 4 phòng công chứng, TPHCM có 5 phòng công chứng. Thế mà khi đi công chứng, chúng ta thường vẫn phải đợi rất lâu. Bởi vậy, Nhà nước đang xem xét việc “xã hội hóa” công chứng, có thể hiểu nôm na là cho phép thành lập các văn phòng công chứng của tư nhân.

– Làm việc tại Bộ phận pháp chế: Các bạn có thể lựa chọn nơi công tác tương lai của mình ở bộ phận pháp chế của Văn phòng Quốc hội, hay Văn phòng Chính phủ, tại các Bộ, các ngành… những cơ quan này đều cần những cán bộ pháp lý giỏi chuyên môn để tham mưu cho lãnh đạo các vấn đề về pháp luật, gồm cả việc soạn dự thảo các văn bản luật.

– Làm việc tại các cơ sở đào tạo: Nếu các bạn yêu nghề giáo viên thì có thể giảng dạy các môn học luật ở các trường đại học hoặc môn giáo dục công dân ở các trường phổ thông trung học. Ngoài các cơ sở đào tạo Văn bằng 2 luật – ngành luật như Trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh… còn nhiều trường đại học khác có giảng dạy một số môn học luật.

– Làm việc các cơ sở nghiên cứu: Đây là nơi thích hợp cho những người có khả năng và ham thích nghiên cứu, và tìm tòi. Pháp luật là một lĩnh vực rộng lớn với bao la kiến thức.

Vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa được khám phá và nghiên cứu thấu đáo vẫn đang chờ bạn chinh phục đấy. Tại viện Nhà nước và Pháp luật, các Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp,các  Viện Khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao,

– Làm việc tại các doanh nghiệp: Làm việc tại các doanh nghiệp là một công việc rất phổ biến hiện nay, bởi doanh nghiệp nào cũng cần phải có người tư vấn về pháp luật, giải quyết các tranh chấp kinh doanh và các rủi ro có thể xảy ra.

– Làm việc tại Bộ Tư pháp: Đây là cơ quan quản lý nhà nước của Chính phủ trong lĩnh vực pháp luật, gồm nhiều đơn vị trực thuộc: các vụ chuyên môn, cơ sở đào tạo và nghiên cứu, cơ quan báo chí, cơ quan xuất bản.

Cơ quan tư pháp ở địa phương có các Sở Tư pháp ở các tỉnh, các thành phố trực thuộc trung ương; Phòng Tư pháp ở huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, riêng ở phường, xã, thị trấn thì có các Ban Tư pháp cơ sở. Ở đây, bạn sẽ thường xuyên được tiếp xúc, và giúp đỡ những người cùng xã, cùng phường với mình trong các công việc pháp lý như khai sinh, khai tử v.v…

– Làm việc tại các cơ quan thi hành án: Nếu bạn thích nghề chấp hành viên thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ là nơi bạn làm việc ở các tỉnh trực thuộc trung ương có phòng thi hành án trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh còn ở huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh thì có các đội thi hành án trực thuộc Phòng Tư pháp huyện.

Các phòng thi hành án và đội thi hành án được tổ chức ở tất cả các địa phương trong phạm vi toàn quốc.

6. Hồ sơ liên thông Đại học Luật bao gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký học liên thông  đại học luật tại bao gồm:

– Phiếu đăng ký học.
– Bằng và học bạ hoặc bảng điểm (Bản sao).
– Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương).
– Bản sao công chứng Giấy Chứng minh nhân dân.
– 04 ảnh chân dung cỡ 3×4.

Error: Contact form not found.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM