CAO ĐẲNG NGÀNH KHÁC HỌC QUA VĂN BẰNG 2 ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Ngày nay, nhiều bạn trẻ có xu hướng học thêm một văn bằng Đại học thứ 2. Với mục đích bổ sung kiến thức, kỹ năng làm việc của nhiều ngành. Từ đó cơ hội tìm được công việc tốt và ổn định sẽ cao hơn. Kỹ thuật xây dựng công trình là một trong những ngành được quan tâm rất nhiều. Do sự phát triển không ngừng của xã hội, các công trình xây dựng như nhà ở, trường học, nhà xưởng, khu thương mại… được xây lên liên tục và không ngừng được cải tiến nâng cấp. Vì vậy ngành này đang được xếp vào nhóm ngành “khát” nhân lực nhất hiện nay. Một câu hỏi được đặt ra rất nhiều gần đây là: Thời gian học từ Cao đẳng ngành khác qua văn bằng 2 Đại học Kỹ thuật xây dựng công trình bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu nào.

1. Thời gian đào tạo đối với người đã tốt nghiệp Cao đẳng ngành khác

Học viên đã tốt nghiệp Cao đẳng ngành khác sẽ học trong vòng 2 năm. (Đã bao gồm 1 học kỳ 5 tháng học các môn chuyển đổi).

Ngoài ra, thông tin thêm để các bạn được rõ hơn:

– Đối với học viên đã tốt nghiệp Đại học, thời gian học là 2 năm.

– Học viên tốt nghiệp Cao đẳng cùng ngành, thời gian học là 1,5 năm.

– Học viên tốt nghiệp Trung cấp cùng ngành, thời gian học là 2,5 năm, trái ngành học thêm 1 học kỳ 5 tháng.

2. Các hệ đào tạo văn bằng 2 Đại học Kỹ thuật xây dựng công trình

Khi theo học văn bằng 2 Đại học Kỹ thuật xây dựng công trình, bạn có thể lựa chọn 1 trong số các hệ đào tạo sau:

a. Hệ đào tạo chính quy

Đây là hệ đào tạo tập trung theo hệ thống tín chỉ trong thời gian từ 1,5 – 4 năm. Kết thúc khoá học, học viên được cấp bằng Đại học chính quy.

Hệ chính quy thích hợp cho những ai có mong muốn dành nhiều thời gian vào học tập, nghiên cứu.

b. Hệ đào tạo tại chức

Hệ tại chức hay còn gọi là hệ vừa làm vừa học được biết đến như là một hệ đào tạo dành cho những đối tượng vừa đi làm vừa đi học có mong muốn nâng cao, hoàn thiện kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp hoặc có nguyện vọng học thêm một ngành khác với ngành mình đã học và đang đi làm.

Chương trình đào tạo hệ tại chức cũng tương đương như chương trình đào tạo hệ chính quy. Kết thúc khóa học, học viên được cấp bằng tại chức.

Thời gian đào tạo hệ tại chức thường sẽ diễn ra vào các buổi tối trong tuần và ngày Chủ Nhật.

c. Hệ đào tạo từ xa

Là hình thức đào tạo có sự tách biệt về không gian hoặc (và) thời gian giữa giảng viên và học viên. Học viên tự học có hướng dẫn chủ yếu thông qua băng đĩa, tài liệu. Với hình thức đào tạo này, yêu cầu học viên phải có các thiết bị cần thiết như máy tính có kết nối Internet.

Ưu điểm của hệ đào tạo từ xa là tiết kiệm chi phí và thời gian.

4. Các trường đào tạo văn bằng 2 Đại học Kỹ thuật xây dựng công trình

Một số trường đào tạo uy tín như: Đại học Bách Khoa, Đại học Giao thông vận tải TPHCM, Đại học Xây dựng, Đại học Thành Đông, Đại học Kinh bắc, Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Chu Văn An, Đại học Sài Gòn, Đại học Công nghệ HUTECH, Đại học Công nghiệp TPHCM…

5. Cơ hội việc làm khi học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình

Các bạn sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc tại nhiều nơi với nhiều vị trí như:

– Làm việc trong các cơ sở sản xuất, các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế. Phục vụ cho công việc xây dựng các công trình.

– Công việc trong công xưởng: kỹ sư giám sát nội bộ; kỹ sư quản lý chất lượng; chuyên viên phát triển sản phẩm.

– Công việc trong văn phòng như: chuyên viên hoặc nhân viên quản lý ở phòng kế hoạch, dự án; phòng quản lý chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng.

– Tư vấn xây dựng ở các xí nghiệp thi công: đo vẽ hiện trạng, trắc địa công trình; khảo sát địa chất công trình.

– Lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập hồ sơ thiết kế, lập dự toán kinh phí xây dựng công trình.

– Công việc thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán, lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ đấu thầu.

– Giám sát thi công, kiểm định chất lượng công trình; chứng nhận chất lượng công trình; quản lý dự án đầu tư xây dựng, kiểm toán xây dựng…

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với các bạn có ý định học văn bằng 2 Đại học Kỹ thuật xây dựng công trình từ Cao đẳng ngành khác. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm thông tin chi tiết tuyển sinh ngành Kỹ thuật xây dựng công trình dưới đây.

Error: Contact form not found.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM