NỘI DUNG
ĐĂNG KÝ THI ĐẦU VÀO
LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC LUẬT TẠI TPHCM
Hỏi: Có rất nhiều câu hỏi được gửi về chương trình giải đáp cuối tuần như sau: nơi đăng ký thi đầu vào liên thông Đại học Luật tại TPHCM ở đâu, thời gian đăng ký đầu vào liên thông đại học luật ra sao, Hồ sơ đăng ký đầu vào như thế nào, đối tượng nào được đăng ký thi đầu vào liên thông Đại học Luật….
Để giải đáp các thắc mắc trên, STRAINCO sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích sau đây:
1.Đối tượng được dự thi đầu vào liên thông Đại học Luật
– Cán bộ, công chức, những người đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, lực lượng vũ trang (đã có bằng tốt nghiệp THPT…)
– Những người đã có bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hoặc Trung cấp.
2.Thời gian đăng ký thi đầu vào liên thông đại học luật
Về thời gian đăng ký thi đầu vào liên thông Đại học Luật được sắp xếp như sau:
– Thời gian đăng ký linh hoạt, từ thứ 2 đến chủ nhật:
+Buổi sáng: 8:00 – 11:30
+Buổi chiều: 13:30 – 17:00
– Các lớp được khai giảng hàng tháng
– Thời gian học và lịch học được sắp xếp phù hợp cho học viên
– Chủ yếu vào tối thứ 7 và nguyên ngày chủ nhật.
– Có các lớp học cấp tốc.
3. Hồ sơ xét tuyển
Đăng ký thi đầu vào liên thông Đại học Luật với hồ sơ bao gồm:
– Hồ sơ tuyển sinh (Phát hành tại văn phòng tuyển sinh).
– Bản photo công chứng Bằng tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng/Đại học và bảng điểm.
– Bản photo công chứng Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông (hoặc bổ túc văn hóa), Học bạ Trung học phổ thông, các giấy ưu tiên (nếu có).
– Giấy khám sức khỏe (xác nhận đủ sức khỏe để học tập).
– 02 CMND (Photo công chứng); 04 ảnh 4×6 (Có ghi rõ Họ tên; Ngày sinh; Nơi sinh phía sau ảnh).
– Lệ phí xét tuyển.
4. Nơi đăng ký thi đầu vào liên thông Đại học Luật

Liên thông ngành luật
CÁC NHÓM NGÀNH LUẬT
1.Ngành Luật thương mại
Sinh viên sẽ được học những kiến thức pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai và môi trường.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm ở những vị trí sau: cán bộ tư vấn pháp luật, cán bộ kinh doanh trong các cơ quan kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Sở Thương mại, Cục hải quan, Sở kế hoạch – Đầu tư…Hoặc làm chuyên viên ở các cơ quan cấp huyện như Ủy ban Nhân dân, Phòng Kinh tế, Phòng thuế. Hoặc cũng có thể công tác ở các Tòa án kinh tế, Viên Kiểm sát hoặc trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực kinh tế thương mại.
2.Ngành Luật dân sự
Chuyên ngành luật Dân sự bao gồm: Hợp đồng Dân sự, Hợp đồng lao động, Thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình, các vấn đề về sở hữu công nghiệp . . .
Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc ở: các công ty tư vấn pháp luật, Tòa dân sự, Viện kiểm sát nhân dân, hoặc trở thành luật sư chuyên về dân sự như trang chấp nợ, đất đai, tranh chấp tài sản, hôn nhân gia đình…; làm ở các Phòng, Sở tư Pháp, cơ quan Công an, các Trung tâm tư vấn hôn nhân gia đình, các đơn vị kinh doanh bất động sản, bộ phận pháp luật ở ngân hàng.
3.Ngành Luật hành chính
Sinh viên được đào tạo với những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, kiến thức về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo …
Có nhiều vị trí công việc mà sinh viên học luật hành chính có thể làm: chuyên viên ở các Ủy ban nhân dân phường xã, các Ủy ban nhân dân quận, huyện hoặc cấp tỉnh, hoặc cơ quan khác như: Hải quan, cơ quan thuế, các cửa khẩu, sân bay. Bạn cũng có thể làm ở các Tòa hành chính, Viện kiểm sát nhân dân, trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực hành chính hoặc làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật.
4.Ngành Luật quốc tế
Với 3 khối kiến thức cơ bản: Khối kiến thức về lĩnh vực Công pháp quốc tế; Khối kiến thức về lĩnh vực Tư pháp quốc tế và Khối kiến thức về Luật so sánh và Luật Thương mại quốc tế. Đảm bảo sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, về kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài…
Nhiều vị trí mà sinh viên có thể làm: cơ quan nhà nước như Bộ, Sở Tư Pháp, cơ quan ngoại giao, các sứ quán Việt Nam tại nước ngoài; hoặc có thể làm việc cho các công ty nước ngoài tại Việt nam, các cơ quan quốc tế, các công ty tư vấn pháp luật.
5.Ngành luật Hình sự
Sinh viên có thể tim viec ở Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, các Phòng, Sở Tư Pháp, cơ quan Công an, hoặc trở thành luật sư, chuyên viên tư vấn trong lĩnh vực hình sự. Một số cơ quan khác cũng cần sinh viên ngành này như: các trung tâm hỗ trợ pháp lý, các chi cục phòng chống tệ nạn…
6. Ngành Quản trị – luật
Khi học ngành này sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức bổ trợ cho một nhà quản trị hoặc tư vấn.
Sinh viên ngành này có khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, hiểu biết các vấn đề quản trị và các vấn đề có liên quan đến các yếu tố pháp lý.
7. Ngành luật Kinh doanh
Sinh viên được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp như: tư vấn, phát triển doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp, đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng, thực hiện chức năng của chuyên viên pháp lý tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; có thể độc lập đưa ra các đề xuất giải quyết các tình huống pháp lý trong kinh doanh, nắm vững các thao tác nghiệp vụ khi doanh nghiệp tham gia vào các vụ tố tụng phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
Sinh viên ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí ở các doanh nghiệp, các Tòa kinh tế thuộc hệ thống Tòa án nhân dân, các Trung tâm trọng tài thương mại, các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý.
Ngành luật rất đa dạng và phong phú không chỉ về chuyên ngành đào tạo mà còn phong phú cả về cơ hội việc làm. Hãy học liên thông đại học luật ngay hôm nay.
xem thông tin bên dưới để hiểu rõ hơn về đăng ký thi đầu vào liên thông Đại học Luật tại TPHCM. Chúc các bạn thành công.
Error: Contact form not found.