THÔNG BÁO ĐỊA ĐIỂM ĐĂNG KÝ THI ĐẦU VÀO VĂN BẰNG 2 ĐẠI HỌC LUẬT

Có hai sức mạnh mang đến sự yên ổn: pháp luật và đạo đức. Đúng vậy, đã từ rất lâu Luật là một trong những ngành nghề quan trọng không thể thiếu trong xã hội. Ngày nay khi mà các vấn đề pháp lý nảy sinh ra nhiều và ngày càng phức tạp hơn thì ta càng cần phải quan tâm hơn đến Luật. Không ít người dù đã có bằng Đại học vẫn học thêm văn bằng 2 Đại học Luật. Nhận thấy nhu cầu học tập lớn của các bạn học viên, trung tâm STRAINCO tiến hành tổ chức tuyển sinh với hình thức thi đầu vào văn bằng 2 Đại học Luật như sau:

1. Đối tượng đăng ký thi đầu vào văn bằng 2 Đại học Luật

– Cán bộ, công chức, những người đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, lực lượng vũ trang (đã có bằng tốt nghiệp THPT…)

– Những người đã có bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hoặc Trung cấp.

2. Hình thức đào tạo

– Hình thức đào tạo: Chính quy, tập trung.

– Thời gian học tập: Tối Thứ 7 (18h – 21h); Ngày Chủ nhật (Sáng: 7h – 11h; Chiều 13h30 – 17h30).

– Học viên tốt nghiệp được cấp Bằng Đại học chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Hồ sơ tuyển sinh

– Phiếu dự thi đầu vào văn bằng 2 Đại học Luật (theo mẫu).

– Bản sao văn bằng tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng/Đại học hệ chính quy hoặc bản chính Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và Giấy cam kết.

– Bản sao Giấy khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân (có chứng thực).

– 02 ảnh cỡ 2×3 và 02 ảnh cỡ 3×4 trong thời hạn 6 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi (mặt sau tấm ảnh phải ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh).

– 02 phong bì dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh.

4. Thời gian nhận hồ sơ thi đầu vào văn bằng 2 Đại học Luật

– Thời gian nhận hồ sơ: – Sáng: 08:00h – 11h30

                                      – Chiều: 13h30 – 17h00

– Hạn nhận hồ sơ: Từ ngày ra thông báo đến khi đã đạt đủ chỉ tiêu tuyển sinh.

5. Địa điểm phát hành hồ sơ thi đầu vào văn bằng 2 Đại học Luật

    4. Thời gian nhận hồ sơ

    - Thời gian nhận hồ sơ: Kể từ ngày ra thông báo đến hết ngày 20/10/2023(8h00 - 17h, từ Thứ 2 đến Chủ nhật hàng tuần)

    - Các khoá khai giảng thường xuyên, các bạn học viên quan tâm liên hệ để biết thông tin các khoá khai giảng gần nhất.

    5. Địa điểm phát hành hồ sơ

    5.2. Văn phòng Bình Thạnh - Số 801/19 Tầm Vu - Phường 26 - Bình Thạnh - TPHCM

    5.3. Văn phòng Bình Dương - Số 591 Đại lộ Bình Dương - Hiệp Thành - TDM - Bình Dương

    5.4. Văn phòng Bình Định - Số 1061A Trần Hưng Đạo - Quy Nhơn - Bình Định

    6. Thông tin liên hệ

    - Thời gian làm việc: 08h - 17h (Thứ 2 đến Chủ nhật hàng tuần)

    - Điện thoại: 0833 44 6464. Hotline:0988 44 6464. Zalo:0833 44 6464

    CÁC KHÓA CHỨNG CHỈ KHÁC TẠI TRUNG TÂM

    STT

    CHỨNG CHỈ

    HỌC PHÍ

    1

    Chứng chỉ Tin học Cơ bản

    1.800.000

    2

    Chứng chỉ Tin học Nâng cao

    2.200.000

    3

    Chứng chỉ Tiếng anh A2

    3.500.000

    4

    Chứng chỉ Tiếng anh B1

    5.000.000

    5

    Chứng chỉ Bảo mẫu mầm non

    3.000.000

    6

    Chứng chỉ Cấp dưỡng mầm non

    3.000.000

    7

    Chứng chỉ Quản lý mầm non

    4.500.000

    8

    Chứng chỉ Hiệu trưởng mầm non

    5.000.000

    9

    Chứng chỉ Văn thư lưu trữ

    3.500.000

    10

    Chứng chỉ Thư viện Thiết bị trường học

    3.500.000

    11

    Chứng chỉ Nghiệp vụ Sư phạm

    4.500.000

    12

    Chứng chỉ Kế toán trưởng

    3.500.000

    13

    Chứng chỉ Quản lý nhà hàng khách sạn

    5.000.000

    14

    Chứng chỉ Luyện viết chữ đẹp

    Đang cập nhật...

    15

    Phương pháp Giảng dạy Tiền tiểu học

    4.500.000

    16

    Chứng chỉ Chức danh nghề nghiệp

    3.500.000

    thi đầu vào văn bằng 2 đại học luật

    Nghề Luật sư

    GIỚI THIỆU VỀ NGHỀ LUẬT SƯ

    1. Khái niệm về nghề Luật sư

    Ở Việt Nam, nghề Luật sư là một nghề Luật. Trong đó các Luật sư bằng kiến thức pháp luật của mình, độc lập thực hiện các hoạt động trong phạm vi hành nghề theo quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp. Nhằm mục đích phụng sự công lý, góp phần tích cực bảo vệ pháp chế và xây dựng Nhà nước Pháp quyền Việt Nam XHCN.

    2. Các đặc điểm của nghề Luật sư

    a. Nghề Luật sư là nghề tự do

    – Nghề Luật sư trước hết hình thành từ nhu cầu, yêu cầu minh oan, bảo vệ cho bạn bè hoặc người thân thuộc bị nhà cầm quyền giam giữ hay bị trừng phạt một cách độc đoán. Dần dần nó phát triển thành một nghề tự do có điều lệ, có quy chế do Nhà nước quy định hoặc thừa nhận.

    – Đây là nghề tự do bởi người hành nghề cũng như các tổ chức hành nghề không phải các tổ chức Nhà nước, không phải là cán bộ, công chức của Nhà nước. Người và tổ chức hành nghề hoạt động trong một chuyên môn và với một loại hình đặc biệt dịch vụ pháp lý.

    – Đây là nghề có chức năng xã hội là bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

    b. Nghề luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý

    – Tham gia tố tụng để bào chữa cho các bị can, bị cáo, bảo vệ cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự, làm người đại diện hoặc bảo vệ cho các đương sự trong vụ án dân sự, hành chính.

    – Tư vấn pháp luật, tư vấn giao dịch và hợp đồng cho cá nhân, cơ quan, tổ chức.

    – Làm đại diện ngoài tố tụng cho cá nhân, cơ quan, tổ chức.

    – Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.

    c. Nghề luật sư là nghề góp phần tích cực duy trì công lý và bảo vệ pháp luật

    – Về duy trì công lý: Tham gia góp phần bảo vệ và giải phóng con người vì tự do của con người. Vì các giá trị tự nhiên và phẩm chất xã hội của con người trên cơ sở tôn trọng chân lý khách quan, dựa vào các quy luật tự nhiên xã hội, dựa vào lợi ích của cộng đồng, của dân tộc và vì hòa bình trên thế giới.

    – Về bảo vệ pháp luật: Tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Góp phần tuyên truyền pháp luật, hướng cho mọi người thực hiện các hành vi ứng xử trên cơ sở các quy định của pháp luật. Chống mọi biểu hiện vi phạm pháp luật.

    d. Nghề Luật sư là nghề liên quan đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của cá nhân, tổ chức.

    – Các hoạt động của luật sư trước hết hướng tới bảo vệ các giá trị vật chất và tinh thần của Nhà nước lợi ích của dân tộc. Tránh mọi biểu hiện xâm phạm độc lập, chủ quyền, tự do và an ninh của Nhà nước. Chống mọi biểu hiện và hành vi xâm phạm đến tài sản của Nhà nước cũng như luôn luôn bảo vệ các giá trị Quốc thể.

    – Hoạt động nghề nghiệp của luật sư là bảo vệ các quyền, lợi ích chân chính của mọi công dân, cá nhân như tài sản, danh dự, nhân phẩm…

    – Hoạt động của luật sư cũng liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích của các tổ chức đặc biệt là các doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần khác nhau trong nền kinh tế quốc dân…

    e. Nghề Luật sư là nghề cao quý bởi hàm chứa những mục đích và phẩm chất cao đẹp đòi hỏi có trình độ và năng lực cao, có văn hóa và đạo đức trong sáng.

    – Về mục đích: Mọi hoạt động hành nghề của luật sư hướng tới bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

    – Về phẩm chất:

    + Luật sư là người có tư cách phẩm chất đạo đức trong sáng, có ý thức tổ chức kỷ luật và xã hội cao.

    + Người hành nghề luật sư đòi hỏi phải có trình độ cao về kiến thức chuyên môn, thành thạo, chuyên sâu về nghiệp vụ, có năng lực độc lập giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

    + Luật sư là người có văn hoá ở trình độ chuyên môn, mọi hành vi ứng xử đều chứa đựng các giá trị về chân thiện mỹ.

    Thông qua các đặc điểm của nghề luật sư, chúng ta thấy được địa vị pháp lý, vị trí xã hội, các giá trị chân chính của nghề luật sư.

    Trên thế giới, nghề Luật sư là nghề có từ rất sớm, nó được hình thành từ nhu cầu bào chữa và trợ giúp pháp lý.

    Xem thêm thông tin đăng ký thi đầu vào văn bằng 2 Đại học Luật dưới đây.

    Error: Contact form not found.

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM