Tuyển sinh Trung cấp Tiểu học tại Thủ Đức – Bình Thạnh

Mục tiêu đào tạo trung cấp tiểu học tại Thủ Đức – Bình Thạnh

Đào tạo Trung cấp tiểu học tại Thủ Đức – Bình Thạnh nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Sinh viên tốt nghiệp phải có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khoẻ, có năng lực dạy học, giáo dục học sinh theo các yêu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học, có khả năng dạy tốt chương trình tiểu học, nghiên cứu khoa học giáo dục, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của giáo dục tiểu học trong những thập kỷ tới.

Sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo này có thể tiếp tục học lên các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về Giáo dục tiểu học, Quản lí giáo dục và có khả năng trở thành giáo viên cốt cán của cấp tiểu học.

**Chỉ tiêu tuyển sinh và ngành đào tạo
– Chỉ tiêu tuyển sinh: 200
– Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm tiểu học

**Đối tượng tuyển sinh
– 1 Năm:  đối với học viên đã tốt nghiệp 1 văn bằng đào tạo khác từ trung cấp nghề trở lên.
– 2 Năm: Đối với học viên đã tốt nghiệp THPT
– 2 Năm 3 tháng: Đối với học viên chưa tốt nghiệp THPT
– 3 Năm: Đối với học viên tốt nghiệp THCS.

**Thời gian phát hành và nhận hồ sơ: Mở lớp thường xuyên hàng tháng.
Hồ sơ nhập học bao gồm:
– Phiếu đăng ký học.
– Bằng và học bạ hoặc bảng điểm (Bản sao)
– Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương)
– Bản sao công chứng Giấy Chứng minh nhân dân
– 02 ảnh chân dung cỡ 3×4

**Thời gian và loại hình đào tạo:
– Loại hình đào tạo: Chính quy
– Thời gian học: Học vào tối thứ 7 và sáng chiều Chủ Nhật.

**Bằng cấp sau tốt nghiệp

– Bằng Trung cấp chính quy.

– Được học Liên thông lên bậc Cao Đẳng – Đại Học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

dang-ky-hoc

Error: Contact form not found.

Error: Contact form not found.

 

Mục tiêu cụ thể khi tốt nghiệp trung cấp tiểu học tại thủ đức

Sinh viên tốt nghiệp phải đạt được các yêu cầu cụ thể là:

Về phẩm chất đạo đức

– Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, là công dân tốt, chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và của ngành.

– Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.

– Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi đồng nghiệp, có quan hệ tốt với gia đình học sinh và cộng đồng, biết vận động các lực lượng trong và ngoài nhà trường thực hiện xã hội hoá giáo dục.

– Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.

Về kiến thức

– Có kiến thức giáo dục đại cương đủ rộng, nắm vững các kiến thức chuyên môn, bảo đảm dạy tốt các môn học và các hoạt động giáo dục trong chương trình tất cả các lớp cấp tiểu học, được nâng cao về 3 môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên – Xã hội, hoặc 1 môn chuyên sâu (Toán/Tiếng Việt/Sư phạm Âm nhạc/Sư phạm Mĩ thuật/Giáo dục Thể chất/Giáo dục chuyên biệt/Công tác Đội/Tiếng dân tộc), tạo điều kiện để sinh viên tốt nghiệp có thể học tiếp lên các trình độ cao hơn.

– Có kiến thức cơ bản về Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học, về đánh giá kết quả học tập ở tiểu học, bước đầu biết vận dụng các kiến thức này vào thực tiễn dạy học, giáo dục học sinh ở trường tiểu học.

– Có kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu biết những chính sách, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, giáo dục, văn hoá của đất nước.

– Có hiểu biết về Quản lý hành chính nhà nước và Quản lý ngành. Có kiến thức phổ thông về môi trường, dân số, an ninh – quốc phòng, an toàn giao thông, về quyền trẻ em, y tế học đường để có thể thực hiện giáo dục tích hợp.

– Có hiểu biết về tình hình kinh tế – văn hoá – xã hội, đời sống, phong tục tập quán của địa phương để có thể hoà nhập và góp phần phát triển cộng đồng.

– Được trang bị những thông tin cập nhật về đổi mới giáo dục tiểu học trong nước và khu vực, có khả năng vận dụng đổi mới phương pháp dạy học các môn học ở tiểu học.

Về kỹ năng

– Biết lập kế hoạch giáo dục cho từng học kỳ và năm học, biết lập kế hoạch bài học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá ở tiểu học.

– Biết tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với điều kiện cụ thể của học sinh và địa phương ( Thủ Đức ) nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Biết dạy cho học sinh phương pháp học tập, đặc biệt biết tự học, phát triển ở học sinh năng lực tự đánh giá. Biết sử dụng các phương tiện công nghệ dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin, vào quá trình dạy học ở tiểu học.

– Khi có nhu cầu, có thể dạy lớp ghép, dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc, dạy học sinh khuyết tật, tàn tật theo hướng hoà nhập.

– Biết làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động Sao nhi đồng, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Có kỹ năng quản lý lớp học, xây dựng lớp thành tập thể đoàn kết, tự quản. Có khả năng giáo dục học sinh cá biệt. Biết lập sổ sách, xây dựng và lưu trữ hồ sơ về quá trình học tập rèn luyện đạo đức của học sinh.

– Biết giao tiếp và ứng xử thích hợp với học sinh, gia đình học sinh, với đồng nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng.

Cơ hội việc làm cho ngành trung cấp tiểu học tại thủ đức nói riêng và toàn Tp HCM nói chung

Theo báo cáo mới nhất của Sở Giáo dục Đào tạo TP HCM ( Thủ đức nói riêng )năm học 2015 – 2016, toàn thành phố vẫn thiếu 1.000 giáo viên tiểu học và THCS. Số liệu này cho thấy, nhu cầu giáo viên tiểu học của thành phố rất lớn. Tại TP HCM và các tỉnh trong cả nước, nhiều trường tiểu học được thành lập, do đó nhu cầu giáo viên đối với hai bậc học này ngày càng tăng cao. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm tiểu học không còn khó xin việc như những khối ngành nghề khác.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM